Tải ngay trọn bộ tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9 CHUẨN

Tài liệu mất gốc hóa 8

Hóa học là môn học thuộc khối khoa học tự nhiên với độ khó cao. Đây cũng là môn học trọng điểm trong chương trình học của lớp 8, lớp 9. Tuy nhiên với độ khó cao nên việc tiếp thu và ôn tập môn hóa không đơn giản. Vì thế, để giúp các em học sinh có thể ôn tập hiệu quả và tìm ra phương pháp học tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ bộ tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9 cực chi tiết dưới đây. Bạn hãy tham khảo và tải tài liệu về máy ngay nhé.

Download bộ tài liệu lấy gốc hóa 8 9 pdf miễn phí

Mục lục nội dung chính của tài liệu môn học hóa 8 9

Về cơ bản, nội dung chính trong bộ tài liệu lấy gốc hóa 8 9 sẽ gồm các nội dung như sau:

Với hóa học 8:

  • Chủ đề 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
  • Chủ đề 2: Phản ứng hóa học
  • Chủ đề 3: Mol và tính toán hóa học
  • Chủ đề 4. Oxi- không khí
  • Chủ đề Hidro- Nước
  • Chủ đề Dung dịch

Với học học 9: 

  • Chủ đề 1: Các loại hợp chất hữu cơ
  • Chủ đề 2: Kim loại
  • Chủ đề 3: Phi kim
  • Chủ đề 4. Hiđrocacbon
  • Chủ đề 5. Dẫn xuất hidrocacbon –Polime

Tham khảo bộ tài liệu học tập miễn phí: sách giáo dục địa phương lớp 6 pdf, tài liệu văn 12 pdf

Tóm tắt toàn bộ kiến thức trong bộ tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9

Nội dung kiến thức trong bộ tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9 như sau:

Tóm tắt lý thuyết hóa học lớp 8:

Tài liệu mất gốc hóa 8
Tài liệu mất gốc hóa 8

CHƯƠNG 1: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

  1. Chất: Chất là những thứ tạo nên vật thể
  2. Vật thể và chất:

Vật thể gồm: 

  • Vật thể tự nhiên: cây, đất đá, quả chuối…
  • Vật thể nhân tạo: con dao, quyển vở…
  1. Tính chất của chất: Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng( tính chất riêng).
  • Tính chất vật lý: màu, mùi, vị, khối lượng riêng, tó, tonc, trạng thái
  • Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác
  1. Hỗn hợp
  • Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau: không khí, nước sông…
  • Tính chất của hỗn hợp thay đổi.
  • Tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp là không thay đổi.
  • Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp phải dựa vào tính chất đặc trưng khác nhau của các chất trong hỗn hợp.

Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác: nước cất…

  1. Nguyên tử

Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Nguyên tử:

  • Nhân gồm có proton và notron
  • Vỏ: các hạt electron
Electron(e) Proton (p) Notron (n)
me = 9,1095.10-31Kg

qe = -1,602. 10-19 C

qe= 1-

mp = 1,6726.10-27 Kg = 1đvC

qp = +1,602 . 10-19C

qp = 1+

qp = qe 1

mn = 1,6748. 10-27

Kg = 1 đvC

qn = 0

=> mp = mn = 1 đvC , => p = e

Vì me rất nhỏ (không đáng kể) nên mnt tập trung hầu hết ở hạt nhân nguyên tử khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử.

p + e + n = tổng số hạt nguyên tử

  • Lớp electron trong nguyên tử
  • Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

  • Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
  • Kí hiệu hóa học: thường lấy chữ cái đầu (in hoa) tên Latinh, trường hợp nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì KHHH của chúng có thêm chữ thứ hai (viết thường).( tr.42)

Ví dụ: Cacbon: C, Canxi: Ca, Đồng: Cu

  • Ý nghĩa của kí hiệu hóa học: Chỉ nguyên tố hóa học đã cho, chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: 2O: Hai nguyên tử Oxi.

Lý thuyết hóa học lớp 9:

Tài liệu mất gốc hóa 9
Tài liệu mất gốc hóa 9

CHƯƠNG I: Các loại hợp chất vô cơ

  1. Tính chất hóa học của oxit
Oxit axit Oxit bazơ
Tác dụng với nước Một số oxit axit + H2O → dung dịch axit (đổi màu quỳ tím → đỏ)

CO2 + H2O → H2CO3

Oxit axit tác dụng được với nước: SO2, SO3, N2O5, P2O5…

Không tác dụng với nước: SiO2,…

Một số oxit bazơ + H2O → dung dịch kiềm (đổi màu quỳ tím → xanh)

CaO + H2O → Ca(OH)2

Oxit bazơ tác dụng được với nước: Na2O, K2O, BaO,..

Không tác dụng với nước: FeO, CuO, Fe2O3,…

Tác dụng với axit Không phản ứng Axit + Oxit bazơ → muối + H2O

FeO + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2O

Tác dụng với bazơ kiềm Bazơ + Oxit axit → muối (muối trung hòa, hoặc axit) + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Không phản ứng
Tác dụng với oxit axit Không phản ứng Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

CaO + CO2 → CaCO3

Tác dụng với oxit bazơ Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

MgO + SO3 → MgSO4

Không phản ứng
Oxit lưỡng tính (ZnO, Al2O3, Cr2O3) Oxit trung tính (oxit không tạo muối) NO, CO,…
Tác dụng với nước Không phản ứng Không phản ứng
Tác dụng với axit Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Không phản ứng
Tác dụng với bazơ Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O Không phản ứng
Phản ứng oxi hóa khử Không phản ứng Tham gia phản ứng oxi hóa khử

2NO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2NO2

  1. Tính chất hóa học của axit, bazơ
Axit Bazơ
Chất chỉ thị Đổi màu quỳ tím → đỏ đổi màu quỳ tím → xanh

Đổi màu dung dịch phenolphatalein từ không màu thành màu hồng

Tác dụng với kim loại – Axit (HCl và H2SO4 loãng) + kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học) → muối + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Một số nguyên tố lưỡng tính như Zn, Al, Cr, …

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Tác dụng với bazơ Bazơ + axit → muối + nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Một số bazơ lưỡng tính (Zn(OH)2, Al(OH)3, …) + dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Tác dụng với axit Bazơ + axit → muối + nước

H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Tác dụng với oxit axit Không phản ứng hoặc muối trung hòa + nước

SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O

SO2 + NaOH → Na2HSO3 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ Axit +oxit bazơ → muối + nước

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

Một số oxit lưỡng tính như ZnO, Al2O3, Cr2O3,… tác dụng với dung dịch bazơ
Tác dụng với muối Axit + muối → muối mới + axit mới

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Bazơ + muối → Bazơ mới + muối mới

KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2

Phản ứng nhiệt phân Một số axit \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} oxit axit + nước

H2SO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO3 + H2O

Bazơ không tan \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} oxit bazơ + nước

Cu(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuO + H2O

  1. Tính chất hóa học của muối
Tính chất hóa học Muối
Tác dụng với kim loại Kim loại + muối → muối mới + kim loại mới

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Điều kiện: Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca,…) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy hoạt động hóa học) ra khỏi dung dịch muối của chúng.

Kim loại Na, K, Ca… khi tác dụng với dung dịch muối thì không cho kim loại mới vì:

Na + CuSO4 →

2Na + H2O → NaOH + H2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

Tác dụng với bazơ Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaC

Tác dụng với axit Muối + axit → muối mới + axit mới

BaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + AgCl

Tác dụng với muối Muối + muối → 2 muối mới

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl

Nhiệt phân muối Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaO + CO2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Một số cách để học tốt hóa 8 9 cho người mất gốc

Để nắm vững kiến thức và ôn tập môn hóa 8 9 hiệu quả bạn cần lưu ý:

  • Hiểu rõ các khái niệm cơ bản niệm và định nghĩa quan trọng trong SGK. Những kiến thức cơ bản sẽ là nền tảng quan trọng và chắc chắn nhất giúp bạn có thể học tốt và chuyên sâu kiến thức hơn về sau.
  • Thuộc lòng bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, bởi đây là một phần quan trọng của Hóa học. Việc học thuộc tên, ký hiệu, khối lượng nguyên tử và hóa trị của các nguyên tố hóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc nguyên tử và dễ dàng ôn tập, tiếp thu kiến thức mới về sau.
  • Thực hành và làm bài tập thường xuyên, liên tục. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm tra và cải thiện kiến thức của bạn. 
  • Áp dụng kiến thức lý thuyết bằng cách tham gia vào các thực hành thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. Quan sát và thực hiện các phản ứng giữa các chất để hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động. Đây là cách giúp bạn tăng hứng thú với môn hóa và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
  • Nên học học cùng với bạn bè hoặc lập nhóm để trao đổi kiến thức, thảo luận và giải quyết các vấn đề khó khăn một cách hiệu quả hơn.
Những phương pháp này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và thành công trong môn Hóa học
Những phương pháp này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và thành công trong môn Hóa học

Trên đây là tổng hợp tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9 cùng một số kinh nghiệm học hóa hay bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *