Bộ tài liệu sách giáo dục địa phương lớp 6 pdf sách mới miễn phí

gđ6

Bộ tài liệu sách giáo dục địa phương lớp 6 pdf (GDĐP) là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Bộ sách GDĐP cung cấp cho học sinh kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn yêu quê hương đất nước, ý thức việc vận dũng những gì được học vào thực tiễn góp phần xây dựng quê hương tốt đẹp hơn. Tải ngay bộ tài liệu GDĐP lớp 6 nhé!

sách giáo dục địa phương lớp 6 pdf

Xem thêm: Hướng dẫn download office 2020 full crack miễn phí 100%

Link download sách giáo dục địa phương lớp 6 pdf

Tải file pdf miễn phí bên dưới về máy để xem đầy đủ bộ tài liệu

Sách GDĐP lớp 6 mới thành phố Hà Nội
Sách GDĐP lớp 6 mới thành phố Hà Nội
Sách GDĐP lớp 6 mới thành phố HCM
Sách GDĐP lớp 6 mới thành phố HCM

Sách giáo dục địa phương lớp 6 là môn gì?

Môn Giáo Dục Địa Phương cung cấp kiến thức hữu ích về vùng quê cho học sinh, đồng thời khuyến khích tình yêu đối với quê hương và ý thức tìm hiểu cũng như áp dụng những kiến thức đã học để đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể tại quê hương.

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, và tài liệu GDĐP có vai trò quan trọng tương tự như sách giáo khoa. Trong năm học này, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng một số trường học đã tổ chức các hoạt động tích hợp và trải nghiệm để làm cho nội dung GDĐP trở nên thú vị và gần gũi hơn đối với học sinh.

Xem thêm: Vì sao phá block trong cad không được? Và cách khắc phục

Chương trình giáo dục địa phương lớp 6 sách mới

gddp6

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

– Học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh. Những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội. Ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

2. Về năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

3. Về phẩm chất:

– Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Tư liệu, bài viết tham khảo về người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

– Tranh ảnh, băng hình… về người Hà Nội thanh lịch, văn minh…

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

Xem thêm: Hướng dẫn cách ẩn tin nhắn trên instagram cực dễ

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

– Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi.

c) Sản phẩm:

– HS dựa vào hình ảnh.

– GV có thể chuẩn bị sẵn một số phần thưởng nhỏ để động viên HS: tràng pháo tay, điểm số, cái bút…

d) Tổ chức thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi – đáp nhanh”, GV đưa ra yêu cầu mỗi bạn Hs kể về một hành vi giao tiếp, ứng xử của mình với mọi người xung quanh.

– Bước 2: Một vài HS lần lượt kể những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội.

– Bước 3: Gv khen ngợi Hs tham gia trò chơi và dẫn vào bài.

Xem thêm: Khắc phục lỗi iphone không chuyển vùng được trên appstore

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh?

a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:

– Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.

– Phương pháp: sử dụng phương tiện trực quan.

– Kĩ thuật: đặt câu hỏi.

b) Nội dung:

– HS khai thác thông tin trong câu chuyện để thực hiện yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

Nội dung kiến thức 1

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
NV 1:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập

+ HS đọc và trao đổi nội dung truyện đọc: “Chuyến tàu khuya” Sách học sinh lớp 8, 9 bài 1.

+ Cách ứng xử của các em nhỏ với nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên được biểu hiện qua những chi tiết nào?

+ Nhân vật “tôi” đã có suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của các em nhỏ trong truyện?

+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử ấy?

+ Qua những hành vi giao tiếp và ứng xử của các em nhỏ trong câu chuyện trên, em hiểu thế nào là người thanh lịch, văn minh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

+ GV hỗ trợ, gợi ý Hs thực hiện nhiệm vụ.

+ Hs trả lời câu hỏi.

+ Hs khác nhận xét, bổ sung.

+ HS tự do trình bày quan niệm về thanh lịch, văn minh.

Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

+ GV tóm tắt và khái quát lại.

1. Thanh lịch, văn minh?

– Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, lịch sự, trong sáng, nhã nhặn.

– Người thanh lịch, văn minh là người biết học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội

gđ6

a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:

– Mục tiêu: HS biết được quan niệm về “người Hà Nội” và biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

– Phương pháp: Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

– Kĩ thuật: Động não…

b) Nội dung:

– HS khai thác, tìm hiểu thông tin về quan niệm về “người Hà Nội” và biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

c) Sản phẩm:

Nội dung kiến thức 2

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
NV 2:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập

+ Gv chia lớp thành 4 nhóm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

+ HS trình bày kết quả sưu tầm (tranh, ảnh, tư liệu, bài viết…) về những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay: trang phục, ăn uống, nói năng đi đứng, giao tiếp, ứng xử.

+ Hs lên thuyết trình sản phẩm của nhóm.

Bước 3GV nhận xét

2. Thanh lịch, văn minh-Nét đẹp của người Hà Nội.

a. Quan niệm về “người Hà Nội”

“Người Hà Nội” là người sống ở tại Hà Nội, có hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh.

b. Biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

– Trong cách ăn uống

– Trong cách nói năng

– Trong trang phục

– Trong cách sắp xếp nơi ở

– Cách đi đứng, ngồi nằm

– Trong giao tiếp, ứng xử

Tải ngay bộ tài liệu sách giáo dục địa phương lớp 6 pdf Update mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *